logo

Vì sao trẻ em hay bị sổ mũi

I. Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ em bị sổ mũi 

Giao mùa là thời điểm trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nhất như nghẹt mũi, sổ mũi. Bài viết này AMAZ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân các con thường hay bị sổ mũi.

-Cảm lạnh: thường gây ra các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, đau họng và ho.

-Cúm: Cúm là một bệnh đường hô hấp do virus influenza gây ra, bao gồm sốt cao, ho, đau nhức cơ thể và mệt mỏi.

-Viêm mũi xoang là tình trạng viêm nhiễm các xoang, nằm xung quanh mũi và mắt, triệu chứng gồm sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức và ho.

-Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa. Viêm tai giữa có thể gây ra các triệu chứng như đau tai, sốt và sổ mũi.

-Dị ứng: do phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, lông động vật hoặc thức ăn có thể gây ra các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt và ngứa mắt.

-Vật lạ trong mũi: Vật lạ trong mũi có thể gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi có máu và chảy nước mũi một bên.

II. Một số cách để phòng ngừa sổ mũi cho trẻ

-Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước có thể giúp ngăn ngừa lây lan virus và vi khuẩn.

-Tránh tiếp xúc với người bệnh: Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người bị sổ mũi, ho 

-Tiêm chủng đầy đủ: Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh do virus gây ra, chẳng hạn như cúm.

-Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ và giảm nguy cơ mắc bệnh.

III. Các phương pháp điều trị trẻ bị sổ mũi tại nhà

Phần lớn, trẻ em bị sổ mũi là do cảm cúm, cảm lạnh, để chắc chắn và có được chuẩn đoán về bệnh chính xác nhất từ bác sĩ, hãy khám tại nhà ngay trên ứng dụng AMAZ Care và có thể điều trị tại nhà qua lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Dưới đây là một số cách, bố mẹ có thể điều trị cho trẻ bị sổ mũi tại nhà được bác sĩ của AMAZ Care khuyến khích:

– Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý vô cùng an toàn, với những trẻ chưa biết xì mũi có thể dùng dụng cụ hút mũi. Chỉ cần dùng 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ, sau đó lấy dụng cụ hút chất nhầy ở mỗi bên mũi cho trẻ. Lưu ý cho trẻ nằm nghiêng để tránh bé bị sặc.

-Uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, soup hoặc thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch là điều mẹ nên làm cho trẻ. 

-Đồ ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo cần được hạn chế tối đa.

Lưu ý:

-Nếu trẻ bị sổ mũi kèm theo các triệu chứng như sốt cao, khó thở, co giật, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

-Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây sổ mũi cho trẻ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Khoa nhi trên hệ thống của AMAZ Care có các bác sĩ tuyến đầu của Bệnh viên Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, là  tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,….

Với trang công nghệ hiện đại, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám từ xa dễ dàng hơn bao giờ hết.

Để đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc phòng khám cho trẻ, Quý khách vui lòng bấm số 1900 633426 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng AMAZ Care để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Vì sao trẻ em hay bị sổ mũi
Verified by MonsterInsights