I. Phân biệt cơn ho của trẻ
Bé bị ho khan từng cơn, ho có đờm, ho về đêm thì tùy trường hợp mà nguyên nhân mà cha mẹ có cách xử lý khác nhau. Sau đây là các loại ho thường gặp nhất ở trẻ.
1. Ho khan từng cơn
Nguyên nhân gây ra ho khan từng cơn ở trẻ bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (vùng mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, ho khan cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Những nguyên nhân khác bao gồm: Bé tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá từ người lớn.
2. Ho ra đờm
Loại ho này gây ra bởi chất dịch nhầy ở đường hô hấp dưới của bé. Nguyên nhân thường gặp của ho có đờm là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và bệnh hen suyễn. Qua đó, cơn ho sẽ loại bỏ chất dịch (đờm) qua đường hô hấp dưới.
II. Chăm sóc trẻ bị ho tại nhà
Nếu trẻ ho khan, cha mẹ chắc chắn ho chỉ nông ở ngay họng, trẻ không mệt, không quấy khóc, ăn uống bình thường.
Cha mẹ có thể sử dụng một số thuốc sau tại nhà và theo dõi diễn biến của biểu hiện ho, cũng như toàn trạng của trẻ.
– Pha loãng mật ong hoặc nước chanh ấm, đường phèn và mật ong… cho trẻ uống ít một, nhiều lần trong ngày.
– Cho trẻ ăn ít hơn, chia nhiều bữa, chế độ ăn mềm, loãng.
– Nếu trẻ diễn biến tốt: Ho giảm dần, trẻ vẫn ăn, chơi và ngủ bình thường… duy trì thuốc dân gian trong vòng 10 ngày.
– Nếu trẻ ho nặng lên, ho thành cơn, bỏ ăn, cảm giác mệt mỏi (không hào hứng tham gia chơi)… cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời.
Chế độ ăn cho trẻ cần chú ý, bởi khi chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ nhanh khỏi và phòng bệnh tốt hơn. Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn thức ăn nhóm thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C như: Cà rốt, cam, bưởi, dâu tây, gấc…
Cho trẻ ăn thức ăn mềm như: Cháo, sữa, cơm nát… ăn các loại canh mát: Rau ngót, bí đao… và cần chia nhỏ bữa ăn, giúp trẻ ho không bị nôn.
Một số thức ăn nên tránh khi trẻ bị ho
– Tránh ăn đồ khô cứng (kể cả món ăn yêu thích là bim bim…): Các đồ ăn này sẽ cọ vào niêm mạc họng của trẻ, kích thích làm tăng phản xạ ho.
– Tránh uống đồ có gas, đồ lạnh.
– Tránh ăn đồ tanh như: Tôm, cua, cá…
– Tránh ăn thức ăn được chế biến theo cách chiên, xào… nhiều dầu mỡ.
– Tránh ăn đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ ăn đặc sánh, gây tắc (sốt khoai, sốt chứa bột năng, bột đao, lòng đỏ trứng…)
III. Cảnh báo nguy hại khi trẻ bị ho
Một số bệnh lý có triệu chứng điển hình là ho kéo dài như:
1.Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến gây ho kéo dài ở trẻ. Bệnh xuất hiện do trẻ nhiễm virus, nhiễm khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ. Ngoài triệu chứng ho kéo dài, một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: Sốt, hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, đau đầu, mệt mỏi,…
2.Hen suyễn
Hầu hết trẻ bị bệnh hen suyễn đều gặp phải các triệu chứng về hô hấp và phổ biến nhất là ho kéo dài. Với hen suyễn, ho kéo dài sẽ đi kèm với các triệu chứng như thở rít, lặp đi lặp lại nhiều lần. Đặc biệt, khi trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên vào thời điểm giao mùa, trời lạnh sẽ là yếu tố nguy cơ gây bùng phát bệnh hen suyễn.
3.Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng bệnh thường gặp nhất là ho kéo dài. Ở trẻ nhỏ, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp trong những tháng đầu đời. Cụ thể khi bị trào ngược, axit từ dạ dày trào lên thực quản khiến dây thanh ở cổ họng dày lên, làm cho bé bị khò khè, khàn giọng.
4.Viêm xoang
Khi bị viêm xoang, hệ thống các xoang của trẻ bị tắc dẫn đến tình trạng ngạt mũi, các chất nhầy từ xoang chảy xuống mặt sau của cổ họng. Ban ngày, các dịch nhầy này được hắt xì ra hoặc tự trôi xuống đường tiêu hóa. Tuy nhiên về đêm, khi cơ thể nằm ngủ dịch nhầy sẽ dồn ứ tại cổ họng và gây ra tình trạng ho. Viêm xoang gây mũi nghẹt khiến trẻ phải thở bằng miệng, dẫn tới cổ họng khô, rát và ho kéo dài về đêm.
5. Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng thông thường ở trẻ thường do virus, vi khuẩn gây ra. Triệu chứng điển hình của viêm phổi ở trẻ gồm ho kéo dài, khó thở, sốt, cảm giác ớn lạnh, run rẩy,… Viêm phổi ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Khi trẻ có dấu hiệu ho, khò khè, hãy gọi ngay cho bác sĩ AMAZ Care để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tránh để tình trạng ho của trẻ kéo dài gây ra các biến chứng cho sức khỏe của trẻ.