I. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?
Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại thắc mắc không biết trẻ bị mắc tay chân miệng khi nào cần nhập viện.
Bệnh tay chân miệng gây ra do virus cấp tính, trẻ em dễ dàng bị lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi.
II. Triệu chứng nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Trẻ mắc tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn…Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.
Trong 1 – 2 ngày đầu nhiễm bệnh tay chân miệng trẻ em sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước.
Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.
1. Quấy khóc liên tục kéo dài
Khi thấy trẻ bị tay chân miệng cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý những triệu chứng bệnh tay chân miệng diễn biến nặng dưới đây:
Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 – 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
2. Sốt cao liên tục không hạ
Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.
3. Hay giật mình
Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.
Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.
III. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng đối với trẻ em
1. Biến chứng thần kinh
Biến chứng thần kinh của tay chân miệng bao gồm: Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy, với những biểu hiện:
- Rung giật cơ: Co giật từng cơn ngắn 1 – 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu vào giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.
- Bứt rứt, ngủ gà, chới với, run rẩy tay chân, liệt tay chân, đi loạng choạng, mắt nhìn ngược.
- Rung giật nhãn cầu.
- Liệt dây thần kinh sọ não, hôn mê là biến chứng nặng, thường kèm theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.
2. Biến chứng tim mạch, hô hấp
Biến chứng tim mạch, hô hấp của bệnh tay chân miệng là: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch. Những dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Biểu hiện rối loạn vận mạch, da nổi vân tím, đổ mồ hôi, tứ chi lạnh.;
- Biến chứng tay chân miệng ở giai đoạn đầu, huyết áp tăng cao, không đo được mạch và huyết áp.
- Khó thở: thở nhanh, nông, khò khè, ngực rút lõm, hơi thở rít thanh quản, không đều;
- Phù phổi cấp: sùi bọt hồng, khó thở, da tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có lẫn máu hay bọt hồng.
Hãy gặp bác sĩ ngay khi trẻ có một trong các dấu hiệu trên để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời. Đừng tự ý điều trị cho trẻ tại nhà khi chưa có sự thăm khám của bác sĩ.
Down App AMAZ Care ngay hôm nay để gọi điện cho bác sĩ trực tuyến tại nhà.